Giới thiệu hai bài kệ Huệ_Sinh

Một hôm có lễ trai tăng trong đại nội, nghe vua Lý Thái Tông hỏi về đạo, thiền sư Huệ Sinh trả lời bằng một bài kệ như sau:

Kệ đáp Lý Thái Tông tâm nguyên chi vấn [8]Pháp bản như vô pháp,Phi hữu diệc phi không.Nhược nhân tri thử phápChúng sinh dữ Phật đồng.Tịch tịch Lăng già nguyệtKhông không độ hài chuTri không, không giác hữuTam muội nhậm thông chu.Dịch nghĩa:Kệ trả lời Lý Thánh Tông hỏi về tâm nguyệnThế giới hiện tượng vốn như không có,Chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không.Nếu người ta hiểu được cái nguyên lý ấy,Thì chúng sinh cũng đồng nhất với Phật.Lặng lẽ như vầng trăng tên núi Lăng Già,Hư không như con thuyền vượt biển.Biết cái đúng không, thì cái không hóa ra cái có,Và sẽ mặc ý đi suốt khắp cảnh giới tam muội [9].

Năm 1063 (?), trước khi thị tịch, thiền sư Huệ Sinh gọi đệ tử đến và đọc bài kệ rằng:

Kệ Thủy HỏaThủy hỏa nhật tương tham,Do lai vị khả đàm.Báo quân vô xứ sở,Tam tam hưu tam tam.Tự cổ lai tham họcNhân nhân chỉ vị Nam.Nhược nhân vấn tân sự,Tân sự nguyệt sơ tam.Dịch nghĩa:Kệ Nước và LửaNước và lửa ngày ngày thâm nhập lẫn nhau,Nguồn gốc của chúng không thể bàn đến được.Báo cho anh biết chúng không có xứ sở,(Mà chỉ là) cái "nhất như" [10] và cái "nhất như" mà thôi.Từ xưa đến nay (người) đến học đạo,Ai nấy đều chỉ vì một phương hướng.Ví bằng có người hỏi cái mới,Thì cái mới (giống như) trăng mồng ba.

Liên quan